Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
  ĐẢNG UỶ PHƯỜNG TRẦN PHÚ
                    *
     Số: 70 - BC/ĐU
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
 
 
 

Phường Trần Phú, ngày 18 tháng 4 năm 2018
 
 
BÁO CÁO
Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới

 
 
 

Phần thứ nhất
KẾT QUẢ 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 25
 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương
Phường Trần Phú là địa bàn trung tâm của thành phố Hà Tĩnh, với diện tích tự nhiên là 106,18ha, đất sản xuất nông nghiệp còn 8,2ha chủ yếu xâm canh ở phường Thạch Linh; với 1800 hộ dân, 7638 nhân khẩu, có 9 Tổ dân phố, 12 Chi bộ trực thuộc trong đó có: 9 Chi bộ Tổ dân phố, 01 Chi bộ công an, 02 Chi bộ trường Tiểu học và trường Mầm non, tổng số đảng viên sinh hoạt trong Đảng bộ đến nay là 522 đồng chí, đảng viên sinh hoạt theo Quy định 76 của BCT là 1031đồng chí.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ thành ủy, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc của các Ban ngành đoàn thể Thành phố. Đảng bộ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng, vai trò quản lý điều hành của chính quyền được phát huy, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từng bước được nâng lên, kinh tế - xã hội của địa phương không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 giảm còn 2,26%), gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 90%, văn hóa truyền thống được bảo tồn, giữ gìn và phát triển, năm 2017 tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 92,4%; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phong trào xây dựng đô thị văn minh được tổ chức rộng khắp trong toàn phường, Đảng bộ phường nhiều năm đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, 12/12 Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh trong đó có 03 Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu; Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các ngành, đoàn thể từ phường đến Tổ dân phố hoạt động có hiệu quả. Năm 2017 Đảng bộ được công nhận TSVM tiêu biểu, phường đạt chuẩn văn minh đô thị, công sở văn minh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong công tác vận động quần chúng; đội ngũ cán bộ biến động, triển khai một số nhiệm vụ hiệu quả chưa cao, tình hình an ninh trật tự còn có những tiềm ẩn bất thường, khó lường.
2. Tình hình Nhân dân, tình hình dân tộc, tôn giáo.
Đến nay có 1800 hộ với 7638 nhân khẩu, trong đó có 22 hộ giáo dân với 92 nhân khẩu sống ở các tổ dân, trên địa bàn phường không có cơ sở thờ tự, các giáo dân chủ yếu về tại Nhà Thờ trên địa bàn Thành phố. Các gia đình giáo dân sinh hoạt tôn giáo ổn định, đúng đường hướng hành đạo của Giáo hội, tuân thủ qui định của pháp luật, tham gia thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú…, các thành viên trong gia đình giáo dân đều chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua của địa phương.
II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”.
- Nhận thức được tầm quan trọng về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, thông qua các Nghị quyết của Đảng, các buổi sinh hoạt chi bộ, Đảng ủy chỉ đạo, quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên về công tác dân vận. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL/UBTVQH11 “Về việc thực hiện quy chế  dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, UBND ban hành quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế phối hợp giữa chính quyền với BCH Công đoàn.
Sau khi quán triệt các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh, Thành phố, các văn bản của Đảng uỷ về công tác dân vận nhận thức, ý thức trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu về công tác dân vận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng lên. Xem công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng ban ngành, chính quyền địa phương và của từng cá nhân chứ không phải là của cơ quan chuyên trách là dân vận, Mặt trận hay các ngành đoàn thể. 
2. Việc cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương về công tác dân vận của Đảng thành chính sách pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương để thực hiện Nghị quyết
- Ban Thường vụ Đảng uỷ thường xuyên quan tâm, củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác dân vận, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ dân vận tại tổ dân phố, đã ban hành Chương trình hành động số 39 -CTHĐ/ĐU ngày 17/9/2013 về thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW. Sau khi Đại hội Đảng bộ đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-ĐU, ngày 21/7/2015 về thành lập Khối Dân vận Đảng uỷ gồm 09 đồng chí và QĐ số 04 /QĐ-ĐU ngày 25/ 7 /2015 về việc ban hành Quy chế hoạt động công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhiệm kỳ 2015-2020; Quyết định số 05-QĐ/ĐU, ngày 25/7/2015 về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Quyết định số 06-QĐ/ĐU, ngày 28/6/2015 về thành lập BCĐ thực hiện xây dựng mô hình dân vận khéo; Thông báo số 06-TB/Đ.U, ngày 18/01/2016 của Đảng ủy V/v đăng ký nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” và đăng ký mô hình “Dân vận khéo”, Công văn số 61-CV/ĐU, ngày 9/3/2018 về việc kiện toàn tổ dân vận ở các tổ dân phố;  Quyết định số 40- QĐ/ĐU, ngày 21/6/2017, Quyết định số   45 - QĐ/ĐU, ngày 12/3/2018 về việc kiện toàn Khối dân vận, Quyết định số 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 của Đảng ủy ngày 02/4/2018 về việc kiện toàn Tổ dân vận.
- Công tác dân vận của Chính quyền đạt được nhiều kết quả nhất là huy động nguồn lực trong nhân dân hiến đất, GPMB, chỉnh trang đô thị ở các tổ dân phố. Căn cứ Nghị quyết của Đảng uỷ, UBND xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP hàng năm.
Thực hiện nghiêm túc công tác cải cách thủ tục hành chính, phòng giao dịch “một cửa”“một cửa liên thông” làm việc cả ngày đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân; đổi mới lề lối làm việc, chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Năm 2016 Ủy ban nhân dân đã xây dựng nội quy cán bộ công chức phường trần Phú thực hiện tốt sáu biết “Biết chào hỏi, biết cười, biết lắng nghe, biết hướng dẫn, biết cảm ơn, biết xin lỗi” khi tiếp xúc với nhân dân.
3. Công tác phối hợp của các cấ,p các ngành trong việc triển khai,quán triệt, thực hiện nghị quyết.
- Mặt trận và các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động nhịp nhàng; vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, làm tốt công tác tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, vận động nhân dân ký cam kết xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới, thực hiện phong trào “3 không”, vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh tuyên truyền, thi đua công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị, xây dựng các tuyến đường văn minh.
4. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện nghị quyết và sơ kết thực hiện Nghị quyết 25.
Hàng năm trên cơ sở chương trình kiểm tra giám sát của Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra.  Đảng ủy phường đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết và sơ kết thực hiện Nghị quyết 25 đối với UBND phường, các chi bộ trực thuộc về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết
1.1. Việc thực hiện 4 mục tiêu
- Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, là hạt nhân chính trị, xây dựng Đảng vững về chính trị, tư tưởng và tổ chức, từ chi bộ đến Đảng bộ, phát huy tốt vai trò Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, nhân dân làm chủ.
- Tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân: Đảng vừa là người lãnh đạo vừa thành viên của Mặt trận Tổ quốc.
- Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước: Thường xuyên quan lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; kịp thời triển khai, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, những nhiệm vụ có liên quan đến nhân dân đều được đưa ra hội nghị dân chủ, họi nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân vào hàng quý nên cơ bản các vấn đề bức xúc, kiến nghị của nhânđều được giải quyêt và trả lời thỏa đáng.
- Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bão vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Thấm nhuần quan điểm của Đảng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, trong thời gian quan Đảng ủy ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo chỉ đạo phát động các phong trào thi đua yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân, hàng năm đều tổ chức tổng kết phong trào thi đua biểu dương các tập thể, cá nhân nên đã tạo được sức lan tỏa trong cán bộ và nhân dân trên địa bàn góp phần xây dựng phường ngày càng văn minh, giàu đẹp, năm 2016 phường được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị, cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng được đầu tư, nhiều tuyền phố khang trang, sạch đẹp; kinh tế phát triển, ANCT-TTAN xã hội được giữ vững, chất lượng văn hóa ngày được nâng cao và đi vào chiều sâu.
1.2. Việc thực hiện 5 quan điểm
- Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhân dân làm chủ: Phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị Đảng ủy ban hành nghị quyết, UBND xây dựng khung kế hoạch triển khai lấy ý kiến nhân dân, được nhân dân thảo luận bàn bạc, thống nhất như: công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các trình phúc lợi, phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở, thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra.
- Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo điều kiện tín chấp vay vốn hàng năm trên 2 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân hàng chính sách GQVL, các cơ chế của tỉnh, thành phố về mỡ rộng sản xuất, kinh doanh; giải quyết hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, từ đó đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên, hộ nghèo giảm, hộ khá tăng lên, năm 2012 hộ nghèo là 3,8%, cận nghèo 4,2% thì đến cuối năm 2017 còn 2,26% , cận nghèo 2,42%. 
- Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.
- Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt.
Quán triệt sâu sắc quan điểm Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt, từ đó đã huy động được sự vào cuộc nhịp nhàng của cả hệ thống chính trị, nên mọi nhiệm vụ của địa phương, đơn vị đề ra đầu năm đều hoàn thành kế hoạch, không có tình trạng hoạt động chồng chéo, lấn sân, thiếu tập trung dân chủ.
- Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả.
Ủy ban nhân dân đã cụ thể hóa xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, phân công phân nhiệm, thành lập tổ công tác và tổ chức thực hiện hàng năm có sơ tổng kết gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của nghị quyết
- Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ;  nắm bắt tình hình và giải quyết những vấn đề bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân.
Thường xuyên quan tâm Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ, Ban chấp hành Đảng bộ xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch của đảng ủy; chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng; kịp thời sơ tổng kết các chỉ thị Nghị quyết trọng tâm về xây dựng Đảng như: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Khóa XII, Chỉ thị 03, 05 của BCT, Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” và sơ kết thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về “Nội dung sinh hoạt chi bộ”…
- Nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân về công tác dân vận đã có những chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động.
- Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, bám sát nghị quyết, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch công tác phân công các bộ phận chuyên môn, công tác cải cách thủ tục hành chính, tiếp công dân định kỳ, đột xuất được quan tâm, quy chế dân chủ được đưa ra nhân bàn bạc, đặc biệt các nội dung liên trực tiếp đến nhân dân.
- Nội dung, phương pháp hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng, hiệu quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, đơn vị. Có nhiều đổi mới trong sinh hoạt, nội dung hoạt động, phối hợp nhiệm vụ công tác phát động nhiều phong trào thi đua trong đoàn viên, hội viên và nhân dân; xây dựng nhiều mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả; phong trào VHVN-TDTT được phát triển rộng khắp, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, ngày vì người nghèo, xây dựng đô thị văn minh, ngày chủ nhật xanh ngày càng đi vào hoạt động có hiệu quả, thiết thực hơn.
- Công tác xây dựng, cũng cố tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bô. Ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân, được chú trọng, sau các kỳ Đại hội kiện toàn của Đảng, chính quyền, các đoàn thể, Đảng ủy kịp thời chỉ đạo kiện toàn Khối dân vận, Ban dân vận, do vậy Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, các tổ dân vận luôn đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác dân vận, gắn với kiểm tra của Đảng ủy hàng năm việc kiểm tra được lồng ghép, phân công ban chỉ đạo theo dõi bám nắm các địa bàn được phân công.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đánh giá chung
* Ưu điểm: Sau khi quán triệt các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh, Thành phố, các văn bản của Đảng uỷ về công tác dân vận nhận thức, ý thức trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu về công tác dân vận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng lên. Xem công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng ban ngành, chính quyền địa phương và của từng cá nhân, từng cán bộ, công chức, viên chức... chứ không phải là của cơ quan chuyên trách là dân vận, Mặt trận hay các ngành đoàn thể. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương hàng năm đề ra.
* Hạn chế:  Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết có lúc còn chậm, thiếu chủ động. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết chưa thực sự quyết liệt; công tác tuyên truyền, vận động chậm đổi mới, chất lượng sinh hoạt các chi hội đoàn thể còn hạn chế. Công tác dân vận của hệ thống chính trị có lúc chưa đồng bộ.
- Nhận thức về công tác dân vận và triển khai thực hiện các phong trào thi đua chưa thực sự được quan tâm ở một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên. Công tác triển khai, tổ chức thực hiện các phong trào dân vận có lúc chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, sâu sát, chỉ đạo còn lúng túng. 
- Vai trò, trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra của khối dân vận, tổ dân vận chưa cao, có khi còn chung chung. Sự phối hợp, kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự chặt chẽ.
- Việc xây dựng các mô hình dân vận khéo còn gặp khó khăn, chưa tạo được nhiều mô hình mới có; Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác dân vận khéo còn hạn chế nhất là cán bộ khéo trong công tác dân vận khéo. Các mô hình đang hành chính hoá bằng các quy định, quy ước của cơ sở nên chưa thực sự đi vào lòng dân, một số nhân dân chưa có ý thức tự giác, chưa có ngân sách đầu tư nên kết quả có phần hạn chế.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Quy chế dân chủ chưa thường xuyên, chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục quần chúng nhân dân chưa cao, công khai một số chương trình, dự án đôi lúc còn chậm.
- Hoạt động của Mặt trận các đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng có lúc chưa hiệu quả, chưa thể hiện hết vai trò giám sát, phản biện theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Nguyên nhân.
- Cấp uỷ Đảng quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo; Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể có khi phối hợp thiếu chặt chẽ, không sát dân. Chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm,  ngân sách cho công tác dân vận còn hạn chế.
- Phương pháp vận động, tập hợp quần chúng có lúc chưa phù hợp với từng đối tượng; việc chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác dân vận, đoàn thể chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.
- Một bộ phận nhân dân chưa gương mẫu, có tâm lý ngại tham gia ý kiến, kiến nghị ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Bài học kinh nghiệm.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát; quá trình thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW phải gắn kết đồng bộ với Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và giám sát, phản biện xã hội.
- Để tạo được động lực thúc đẩy phong trào, hoạt động dân vận phải đáp ứng các lợi ích thiết thực của người dân, đồng thời lắng nghe, tìm hiểu các nguyện vọng chính đáng của họ để đề ra các hình thức dân vận hiệu quả. Nội dung và phương thức vận động nhân dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từngthời điểm.
- Phát huy tốt vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, tăng cường công tác dân vận của chính quyền, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể; phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên và gắn trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Thường xuyên củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
 
Phần thứ hai
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
TIẾP TỤC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ NGHỊ QUYẾT SỐ 25-NQ/TW
 
I. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/BCT đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 25-NQ/TW và Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.
2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của BCH Đảng bộ và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan về thực hiện Quy chế dân chủ; phát huy vai trò của tổ chức, đoàn thể trong việc tuyên truyền và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
3. Đẩy mạnh công tác dân vận của chính quyền, nâng cao chất lượng, hiệu quả của CBCC; xác định rõ cán bộ là công bộc của dân, trọng dân, vì dân; thực hiện nghiêm Pháp lệnh và quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân; nghiên cứu, ban hành mới các cơ chế, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích thiết thực của người dân.
4. Phát huy quy chế dân chủ cơ sở, huy động tốt nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, xây dựng đô thị văn minh; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác bồi thường GPMB đảm bảo các dự án triển khai trên địa bàn đúng tiến độ.
5. Phát huy hơn nữa trách nhiệm của cán bộ, công chức, trong việc tham gia các hoạt động của cơ quan, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ
6. Khối Dân vận tích cực tham mưu cho cấp ủy đẩy mạnh công tác dân vận, tập trung vào phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Hàng năm Thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác dân vận; hướng dẫn phương pháp xây dựng mô hình “Dân vận khéo” và chỉ đạo phong trào cụ thể, phù hợp với từng địa phương; tổ chức tham quan học hỏi các mô hình điển hình trong và ngoài tỉnh.
 2. Khảo sát, kiểm tra đánh giá thực tế một số mô hình hiệu quả cao thực hiện ở cơ sở; kịp thời tham mưu cho cấp ủy tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua “Dân vận khéo” để rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng mô hình, điển hình.
3. Đề nghị cấp trên có phụ cấp trách nhiệm cho Trưởng khối, Tổ trưởng tổ dân vận nhằm động viên, phát huy tinh thần trách nhiệm và nên hỗ trợ kinh phí trong xây dựng các mô hình “Dân vận khéo”để nhân diện rộng./.
 
 
Nơi nhận:
- Ban Dân vận Thành ủy (B/c);
- Đoàn giám sát Thành ủy;
- BCH Đảng bộ;
- Chi bộ trực thuộc:
- Lưu VP.
T/M ĐẢNG ỦY
P.BÍ THƯ
 
 
 
 
Lê Văn Thắng